Một số bệnh có thể gây ra các mùi hương đặc biệt trên cơ thể
Mùi cơ thể "tiết lộ" gì về sức khỏe của bạn?
5 cách đơn giản để ngăn ngừa mồ hôi và mùi cơ thể
5 sai lầm khi dùng chất khử mùi nhiều người mắc phải
Những "thủ phạm" không ngờ gây nên mùi cơ thể
Hơi thở có mùi trái cây: Đái tháo đường
Đái tháo đường có thể gây ra biến chứng nhiễm toan ceton, tình trạng cơ thể còn ít insulin nhưng lượng đường huyết lại tăng cao. Điều này khiến cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng, mà phải chuyển sang phân hủy các acid béo. Biến chứng nhiễm toan ceton sẽ làm tăng sự tích tụ các acid ceton trong cơ thể, đặc biệt là acetone khiến hơi thở bạn có mùi trái cây.
Hơi thở mùi trái cây có thể cảnh báo đái tháo đường
Nếu nhận thấy dấu hiệu này, bạn nên đến khám bác sỹ sớm vì nhiễm toan ceton có thể gây nôn mửa, đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Chân có mùi hôi: Nấm bàn chân
Nếu bạn nhận thấy chân có mùi hôi, kèm theo các dấu hiệu như da khô, đỏ, có vảy quanh các ngón chân hoặc xuất hiện mụn nước, rất có thể bạn đã bị nấm bàn chân. Khi bị nhiễm nấm, phần da giữa các ngón chân có thể bị mềm và ẩm khiến các vi khuẩn dễ phát triển, ăn mòn da gây ra mùi hôi.
Nấm bàn chân có thể khiến chân có mùi hôi
Nếu không được điều trị đúng, nấm bàn chân có thể lây lan sang khác khu vực khác như bẹn hay nách. Nấm bàn chân cũng có thể làm tăng cao nguy cơ viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn… Tốt hơn hết bạn nên giữ chân khô ráo, sử dụng các thuốc chống nấm để ngăn chặn bệnh phát triển.
Phân lỏng, có mùi hôi: Bất dung nạp lactose
Khi ruột non không sản xuất đủ enzyme lactase, cơ thể sẽ không thể tiêu hóa đường lactose trong các sản phẩm từ sữa. Lactose sẽ được chuyển trực tiếp xuống đại tràng. Tại đây, các vi khuẩn đường ruột sẽ lên men lactose, khiến cho phân lỏng, khí đường ruột có mùi hôi. Bạn cũng có thể nhận thấy một số dấu hiệu khác như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa…
Bất dung nạp lactose có thể khiến phân lỏng, có mùi hôi
Người bất dung nạp lactose nên tham khảo ý kiến bác sỹ về lượng lactose tối đa bạn có thể tiêu thụ, cũng như các loại thuốc bổ sung enzyme lactase nếu cần thiết.
Nước tiểu có mùi: Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra sau khi các vi khuẩn (phổ biến nhất là E. Coli) xâm nhập vào niệu đạo và đường tiết niệu, gây nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra một số vấn đề như sỏi thận, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt… Chính vì vậy, nếu nhận thấy nước tiểu có mùi, kèm theo các cơn đau bất thường, hãy tới khám bác sỹ để được chẩn đoán bệnh sớm.
Hơi thở có mùi: Ngưng thở khi ngủ
Nếu hơi thở thường xuyên có mùi dù bạn vẫn đánh răng thường xuyên, rất có thể bạn đang gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến chứng ngủ ngáy, khiến bạn thở bằng miệng suốt đêm. Điều này có thể khiến miệng trở nên khô, cũng như tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong miệng phát triển. Các vi khuẩn có thể sản sinh ra các loại khí có chứa lưu huỳnh, khiến miệng có mùi hôi.
Ngưng thở khi ngủ có thể liên kết với bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Chính vì vậy bạn nên có biện pháp điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.
Bình luận của bạn